Cây Ngái vốn là một loại cây thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm, cảm mạo, viêm phế quản, tiêu hóa kém…; Tầm gửi cây Ngái là một loại cây sống ký sinh trên thân cây ngái, qua nhiều năm sống nhờ và hút tinh chất của cây ngái nên tầm gửi cây ngái có tác dụng rất tốt như:
- Bổ can thận, mạch gân xương, an thai, lợi sữa.
- Giải độc, tăng cường chức năng Gan, Thận – Mát, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, dễ ngủ. Tăng cường sức khỏe cho người mệt mỏi, gầy yếu.
- Ở phụ nữ sau sinh: giúp tăng tiết sữa, ngoài ra còn có tác dụng điều trị chứng hậu sản mòn. (Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa).
- Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
Cây Ngái – Ficus hispida L. f., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.
Mô tả về Cây Ngái:
Cây có kích thước trung bình, cao 3-5m, có các nhánh khoẻ, lúc đầu có lông cứng màu nâu hay tái, về sau nhẵn. Lá mọc đối, ít nhất cũng là ở ngọn các nhánh, hình trái xoan ngược hay bầu dục, tù hay tròn ở gốc, có mũi ở chóp, có răng, có lông nhám ở cả hai mặt, dài 11-20cm, rộng 5 -12cm, có 3 gân, hai gân bên lên đến phân nửa phiến; cuống có lông ráp, dài 15-30mm. Quả sung có cuống và mọc trên một nhánh ngắn đặc biệt ít khi có lá, nằm ở gốc thân và kéo ra trên mặt đất. Quả này có lông nhám, đường kính 1-2cm, lúc chín màu vàng. Có những thứ khác nhau có quả mọc trên thân hay ở đất, lông tái hay nâu đen, quả đỏ hay quả vàng.
Có hoa từ tháng 1- 4.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ và quả – Radix, Folium, Cortex et Fructus Fici Hispidae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và miền Malaixia, châu Đại dương, mọc hoang ở khắp nơi. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rửa rễ, phơi khô, lột bỏ lớp vỏ ngoài, dùng lớp thứ hai. Nhặt bỏ lông trên lá rồi sấy khô.
Thành phần hoá học: Có saponin.
Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn.
Công dụng của Tầm gửi cây Ngái
1. Cảm mạo, viêm nhánh phế quản
2. Tiêu hoá kém, lỵ.
3. Phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương.
4. Cụm nhọt ở nách, đinh râu.
Liều dùng: 15-30g, dạng thuốc sắc. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rửa.
Ở Malaixia, nước sắc lá dùng uống trị sốt rét và dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống. Nước sắc vỏ dùng trị sốt cho trẻ em. Vỏ dùng làm thuốc gây nôn. Quả chín dùng ăn có tính lợi sữa.
Ở Java và Trung Quốc, người ta cũng dùng quả làm mứt. Quả đốt thành than ngâm nước hay rượu chữa Đau răng. Rễ cây ngái sao vàng sắc uống điều kinh. Quả ăn sống gây ngộ độc.
Đối tượng sử dụng
- Người chức năng thân yếu, xương khớp nhức mỏi.
- Người bị suy giảm chức năng Gan.
- Phụ nữ sau sinh thiếu sữa, mắc chứng hậu sản mòn
- ĐT Liên hệ: 0392 855 668