Kê huyết đằng ( 鸡血藤 )
Tên và nguồn gốc
– Tên thuốc: Kê huyết đằng (Xuất xứ: Cương mục thập di)
– Tên khác: Huyết phong đằng (血风藤).
– Tên Trung văn: 鸡血藤Jixueteng
– Tên Anh văn: Suberect Spatholobus Stem, Stem of Suberect Spatholobus
– Tên La tinh: Spatholobus suberectus Dunn
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Đắng, ngọt, ấm.
– Ẩm phiến tân tham: Đắng sáp thơm, hơi ngọt.
– Bản thảo chính nghĩa: Ấm.
– Trung thảo dược học – Giang Tây: Đắng ấm, hơi ngọt.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.
– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tâm, Tỳ.
– Công hiệu –
Hành huyết bổ huyết, điều kinh, thư cân hoạt lạc.
– Bản thảo tái tân: Bổ trung táo vị.
– Ẩm phiến tân tham: Bỏ ứ huyết, sanh huyết mới, lưu lợi kinh mạch. Trị thử sa, phong huyết tý chứng.
– Hiện đại thực dụng Trung dược: Là thuốc bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại. Còn dùng vào phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng v.v…, có công hiệu hoạt huyết trấn thống.
Chủ Trị:
Trị lưng đau, gối đau, t ngã tổn thương, tay chân tê, kinh nguyệt không đều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: Kiêng Kỵ:
Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
Trị khí huyết suy k m, đại bổ khí huyết: Kê huyết đằng nấu đặc thành cao, hòa với rượu uống Không uống được rượu thì hòa với nước sôi uống (Kê Huyết Đằng Giao Vân Nam Chí Phương).
Tham Khảo:
+ “Nước cốt của dây cây này đỏ như máu gà, vì vậy gọi là Kê Huyết Đằng” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ “Vị thuốc này là một trong các vị thuốc thuộc loài dây ( đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Khi chặt đứt đoạn dây, nước cốt chảy ra đỏ như máu, lấy nước đó nấu thành cao gọi là Kê Huyết Đằng Giao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết Bổ huyết hoạt huyết có Đương quy, Đan sâm, Kê huyết đằng. Đương quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng là thuốc khí trong huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, hơn nữa, Đương quy tính ôn, thích hợp với người phần huyết thiên về hàn. Đan sâm thì khứ ứ mạnh hơn bổ huyết, tính hàn, hợp với người phần huyết thiên về ôn. Kê huyết đằng có thể hoạt huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết bất túc trong kinh lạc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Kê huyết đằng và Huyết đằng ở Việt Nam hiện chưa được xác định chắc chắn, thuộc vào mấy loại. Nhân dân chỉ mới căn cứ vào khi chặt cây thấy có những đám màu đỏ giống như máu thì lấy về dùng. Hiện nay được khai thác nhiều ở Hà son bình, Cao lạng và 1 số tỉnh miền núi khác” (Dược Liệu Việt Nam).
+ Công năng chủ yếu của Kê huyết đằng là bổ huyết hoặc hành huyết, trị huyết hư, kinh nguyệt không đều (dùng chung với Tứ Vật Thang). Có thể thông kinh, hoạt lạc, là thuốc chủ yếu trị lưng đau, gối mỏi, gân xương tê dại, phong hàn thấp tý. Cũng hợp với chứng lao thương khí huyết, gân xương không lợi. Nếu lấy nước cốt cô thành cao, gọi là Kê huyết đằng cao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, rất thích hợp với chứng huyết hư (Thực Dụng Trung Y Học).
ST
ĐT liên hệ: 0912523488 /0392855668